Kinh nghiệm quản lý tiền cho vợ chồng trẻ
Khi hai người đã về chung 1 mái nhà thì câu hỏi đặt ra ai sẽ là người quản lý gia đình, ai là người lo quản lý tiền bạc. Câu hỏi đơn giản nhưng đôi khi cũng làm bối rối nhiều người.
Để nàng quản lý tiền thì nhiều khi chàng phải xấu hổ với bạn bè bởi không còn 1 xu dính túi. Còn tiền trong túi ai nấy xài thì đến lúc cần tiền, chàng và nàng nhìn nhau tự hỏi không biết tiền không cánh mà bay đi đâu hết. Do đó, mình chia sẽ với các bạn một vài kinh nghiệm sau 1 năm đúc kết, hy vọng với những lời khuyên này sẽ giúp cuộc sống gia đình của bạn luôn hạnh phúc và vấn đề tiền bạc không bao giờ trở thành nỗi lo.
Luôn duy trì quỹ chung
Lập 1 quỹ chung là một giải pháp tối ưu cho những người đang đắn đo vợ giữ tiền hay chồng giữ tiền. Quỹ này sẽ được công khai minh bạch hàng tháng, khi hai người thấy quỹ lớn lên tháng qua tháng sẽ có thêm động lực để tiếp tục góp vào quỹ. Quỹ này sẽ mang tính chất là quỹ tiết kiệm cho nên theo quy tắc tiết kiệm, ngay khi lãnh lương, việc đầu tiên là phân bổ vào quỹ theo con số định sẵn, phần còn lại mới để dành cho chi tiêu.
Việc lập quỹ chung này chính là bước đi đầu tiên vững chắc để tài chính gia đình hạnh phúc. Từ đó từng bước sẽ đạt được các mục tiêu tài chính xa hơn như mua nhà, mua xe, nuôi con. Đối với mình, do chỉ làm cu li nên không có nhiều tiền nhưng cố gắng lắm mỗi tháng vẫn nộp vào quỹ 4 triệu, có mấy tháng cố gắng nhiều hơn cái "cố gắng lắm" đó thì đôi khi cũng được tầm 7-8 triệu, kỷ lục ghi nhận cho đến hôm này là được 11,5 triệu.
Vậy mà, nhiều khi lòng tham không đáy các bạn ạ. Lâu lâu lại có con bé đeo theo mình tỉ tê, nũng nịu không chịu được "Anh ơi còn thiếu chút xíu là đủ 10 triệu rồi, anh làm tròn số dùm em nha". Đơn giản là vậy nhưng mà nói đi nói lại vài lần thấy mất toi 1 - 2 triệu rồi các bạn ạ.
Làm rõ trách nhiệm
Tuy vợ chồng gặp nhau hằng ngày nhưng rất ít người thường xuyên bàn bạc về vấn đề tài chính và làm rõ trách nhiệm trong các khoản thu chi. Do đó, để trách hiện tượng "nhường nhịn" mỗi khi cần thanh toán hóa đơn nào đó hoặc các hiểu lầm phát sinh khi cả 2 cứ nhớ là món hàng này là tiền của mình thì nên quy định rõ trách nhiệm thanh toán, càng chi tiết càng tốt.
Ví dụ như tiền nhà 2 triệu là mình nè, tiền đi siêu thị 500k là mình nữa nè, tiền đi uống cafe cũng là mình nè, mua thứ gì mắc mắc tiền thì bạn biết ai trả rồi đó, mình chứ còn ai nữa, còn lại nàng chỉ cần lo tiền ăn chiều là xong. Mọi người nói là con gái thật tuyệt, quả thật không bao giờ sai.
Sau khi đã thống nhất người trả tiền cho các khoản chi thì một điều khác cần làm rõ đó là ai sẽ là người ghi chép tài sản. Lúc ban đầu tài sản còn ít chỉ vài chục triệu thì chỉ cần ghi vào não bộ là xong, không cần giấy tờ gì hết. Nhưng theo thời gian, tài sản có thể tăng lên mấy trăm triệu thăm chí mấy tỷ với dấu gạch ngang phía trước (dấu âm - nợ). Cho nên phải ghi chép ngay từ bây giờ chứ đợi đến lúc đó thì quá rối rồi.
Giống như mình, sau 1 năm, tài sản bây giờ đã gần 1 tỷ (dọ mượn nợ mà ra), nếu không ghi chép thì chắc chắn sẽ không nhớ ra đã nợ ai bao nhiêu. Ghi chú: việc ghi chép ở đây chỉ là ghi chép tài sản và nợ (bao gồm quỹ chung ở trên), còn việc ghi chép chi tiêu hàng ngày thì mỗi người tự nghi nhé.
Họp bàn tài chính hàng tháng
Để giúp cả 2 theo dõi tốt tình hình tài chính, mỗi tháng nên tổ chức 1 cuộc họp nho nhỏ để báo cáo tình hình tài chính tháng vừa qua, đặt mục tiêu và lên kế hoạch tháng tiếp theo. Tại đây nếu có vấn đề nào đó chưa thống nhất quan điểm thì chàng và nàng nên đưa ra thảo luận để tăng tinh thần đoàn kết gia đình.
Đối với mình, cứ định kỳ chủ nhật đầu tiên của tháng, gia đình lại dắt nhau ra quán cafe gần nhà (ra quán để có không khí) và tiến hành cuộc họp. Nói họp cho nó "đao to búa lớn" vậy thôi chứ đây chỉ là 1 dịp để cả 2 giải trí, thư giãn sáng chủ nhật đầu tháng mà thôi. Ngoài chủ đề tài chính, 2 đứa sẽ công khai lịch làm việc để nắm khi nào đi công tác, đồng thời sẽ lên kế hoạch cho thời gian sắp tới như xem phim, shopping, hoạt động ngoài trời (câu cá, bắn súng, leo núi...), về thăm ông bà...
Lưu lại chứng từ giao dịch
Lâu lâu hứng lên mình lại hỏi nàng "món này mình mua lúc nào nhỉ" hoặc thỉnh thoảng Nguyễn Kim có khuyến mãi kiểu mang hóa đơn đi nhận quà hoặc tối thiểu khi máy móc hư hỏng thì mang đi bảo hành đều cần hóa đơn. Do đó, tất cả các giao dịch mình luôn yêu cầu hóa đơn, và mình nghĩ bạn cũng nên làm như vậy.
Nhớ có 1 lần đi mua sữa ở cửa hàng Vinamilk (showroom chính hãng đàng hoàng nhé). Sau khi tính tiền, thối tiền, kiểm hàng xong xuôi mình yêu cầu hóa đơn. Lúc này, ẻm nhìn mình rất bẻn lẻn "anh ơi, anh mua 1 chai sữa mà em tính nhầm 2 chai, anh đợi em 1 tý". Mình không thể khẳng định ẻm cố tình hay cố ý nhưng chắc chắn 1 điều nên lấy hóa đơn thì tốt hơn. Hên là chai sữa đậu nành so da chỉ có 27.000 đ còn không thì không biết về nhà phải cộng làm sao cho khớp tiền với nàng đây.
Không liên quan nhưng sữa đậu nành là món khoái khẩu của mình và mình nghĩ các bạn cũng nên thường xuyên uống sữa đậu nành đi. Không làm mất giống như các bạn nghĩ đâu.
Lập ngân sách cho bên nội ngoại
Vụ này thì chưa có trải nghiệm nhưng theo nguồn tin từ "cư dân mạng", chuyện so bì nội ngoại rất dễ xảy ra. Kiểu như "sao bên nội toàn đồ mắc tiền, bên ngoại toàn bình dân" hay "bên ngoại 1 năm 3 -4 lần còn bên nội mỗi năm chỉ tặng quà có 1 lần". Và để ngăn ngừa thì tốt nhất nên lập ngân sách bằng nhau cho nội ngoại, còn ai muốn bỏ thêm tiền túi thì cứ tự nhiên.
Trên đây là 5 lời khuyên hy vọng sẽ giúp cho tài chính gia đình của những cặp đôi mới cưới luôn luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, để tối ưu nhất thì nên kết hợp với các lời khuyên quản lý tài chính dành cho mọi người như: ghi chép thu chi, lập ngân sách, lập quỹ dự phòng khẩn cấp, đầu tư, quản trị rủi ro...
Để nàng quản lý tiền thì nhiều khi chàng phải xấu hổ với bạn bè bởi không còn 1 xu dính túi. Còn tiền trong túi ai nấy xài thì đến lúc cần tiền, chàng và nàng nhìn nhau tự hỏi không biết tiền không cánh mà bay đi đâu hết. Do đó, mình chia sẽ với các bạn một vài kinh nghiệm sau 1 năm đúc kết, hy vọng với những lời khuyên này sẽ giúp cuộc sống gia đình của bạn luôn hạnh phúc và vấn đề tiền bạc không bao giờ trở thành nỗi lo.
Luôn duy trì quỹ chung
Lập 1 quỹ chung là một giải pháp tối ưu cho những người đang đắn đo vợ giữ tiền hay chồng giữ tiền. Quỹ này sẽ được công khai minh bạch hàng tháng, khi hai người thấy quỹ lớn lên tháng qua tháng sẽ có thêm động lực để tiếp tục góp vào quỹ. Quỹ này sẽ mang tính chất là quỹ tiết kiệm cho nên theo quy tắc tiết kiệm, ngay khi lãnh lương, việc đầu tiên là phân bổ vào quỹ theo con số định sẵn, phần còn lại mới để dành cho chi tiêu.
Việc lập quỹ chung này chính là bước đi đầu tiên vững chắc để tài chính gia đình hạnh phúc. Từ đó từng bước sẽ đạt được các mục tiêu tài chính xa hơn như mua nhà, mua xe, nuôi con. Đối với mình, do chỉ làm cu li nên không có nhiều tiền nhưng cố gắng lắm mỗi tháng vẫn nộp vào quỹ 4 triệu, có mấy tháng cố gắng nhiều hơn cái "cố gắng lắm" đó thì đôi khi cũng được tầm 7-8 triệu, kỷ lục ghi nhận cho đến hôm này là được 11,5 triệu.
Vậy mà, nhiều khi lòng tham không đáy các bạn ạ. Lâu lâu lại có con bé đeo theo mình tỉ tê, nũng nịu không chịu được "Anh ơi còn thiếu chút xíu là đủ 10 triệu rồi, anh làm tròn số dùm em nha". Đơn giản là vậy nhưng mà nói đi nói lại vài lần thấy mất toi 1 - 2 triệu rồi các bạn ạ.
Làm rõ trách nhiệm
Tuy vợ chồng gặp nhau hằng ngày nhưng rất ít người thường xuyên bàn bạc về vấn đề tài chính và làm rõ trách nhiệm trong các khoản thu chi. Do đó, để trách hiện tượng "nhường nhịn" mỗi khi cần thanh toán hóa đơn nào đó hoặc các hiểu lầm phát sinh khi cả 2 cứ nhớ là món hàng này là tiền của mình thì nên quy định rõ trách nhiệm thanh toán, càng chi tiết càng tốt.
Ví dụ như tiền nhà 2 triệu là mình nè, tiền đi siêu thị 500k là mình nữa nè, tiền đi uống cafe cũng là mình nè, mua thứ gì mắc mắc tiền thì bạn biết ai trả rồi đó, mình chứ còn ai nữa, còn lại nàng chỉ cần lo tiền ăn chiều là xong. Mọi người nói là con gái thật tuyệt, quả thật không bao giờ sai.
Sau khi đã thống nhất người trả tiền cho các khoản chi thì một điều khác cần làm rõ đó là ai sẽ là người ghi chép tài sản. Lúc ban đầu tài sản còn ít chỉ vài chục triệu thì chỉ cần ghi vào não bộ là xong, không cần giấy tờ gì hết. Nhưng theo thời gian, tài sản có thể tăng lên mấy trăm triệu thăm chí mấy tỷ với dấu gạch ngang phía trước (dấu âm - nợ). Cho nên phải ghi chép ngay từ bây giờ chứ đợi đến lúc đó thì quá rối rồi.
Giống như mình, sau 1 năm, tài sản bây giờ đã gần 1 tỷ (dọ mượn nợ mà ra), nếu không ghi chép thì chắc chắn sẽ không nhớ ra đã nợ ai bao nhiêu. Ghi chú: việc ghi chép ở đây chỉ là ghi chép tài sản và nợ (bao gồm quỹ chung ở trên), còn việc ghi chép chi tiêu hàng ngày thì mỗi người tự nghi nhé.
Họp bàn tài chính hàng tháng
Để giúp cả 2 theo dõi tốt tình hình tài chính, mỗi tháng nên tổ chức 1 cuộc họp nho nhỏ để báo cáo tình hình tài chính tháng vừa qua, đặt mục tiêu và lên kế hoạch tháng tiếp theo. Tại đây nếu có vấn đề nào đó chưa thống nhất quan điểm thì chàng và nàng nên đưa ra thảo luận để tăng tinh thần đoàn kết gia đình.
Đối với mình, cứ định kỳ chủ nhật đầu tiên của tháng, gia đình lại dắt nhau ra quán cafe gần nhà (ra quán để có không khí) và tiến hành cuộc họp. Nói họp cho nó "đao to búa lớn" vậy thôi chứ đây chỉ là 1 dịp để cả 2 giải trí, thư giãn sáng chủ nhật đầu tháng mà thôi. Ngoài chủ đề tài chính, 2 đứa sẽ công khai lịch làm việc để nắm khi nào đi công tác, đồng thời sẽ lên kế hoạch cho thời gian sắp tới như xem phim, shopping, hoạt động ngoài trời (câu cá, bắn súng, leo núi...), về thăm ông bà...
Lưu lại chứng từ giao dịch
Lâu lâu hứng lên mình lại hỏi nàng "món này mình mua lúc nào nhỉ" hoặc thỉnh thoảng Nguyễn Kim có khuyến mãi kiểu mang hóa đơn đi nhận quà hoặc tối thiểu khi máy móc hư hỏng thì mang đi bảo hành đều cần hóa đơn. Do đó, tất cả các giao dịch mình luôn yêu cầu hóa đơn, và mình nghĩ bạn cũng nên làm như vậy.
Nhớ có 1 lần đi mua sữa ở cửa hàng Vinamilk (showroom chính hãng đàng hoàng nhé). Sau khi tính tiền, thối tiền, kiểm hàng xong xuôi mình yêu cầu hóa đơn. Lúc này, ẻm nhìn mình rất bẻn lẻn "anh ơi, anh mua 1 chai sữa mà em tính nhầm 2 chai, anh đợi em 1 tý". Mình không thể khẳng định ẻm cố tình hay cố ý nhưng chắc chắn 1 điều nên lấy hóa đơn thì tốt hơn. Hên là chai sữa đậu nành so da chỉ có 27.000 đ còn không thì không biết về nhà phải cộng làm sao cho khớp tiền với nàng đây.
Không liên quan nhưng sữa đậu nành là món khoái khẩu của mình và mình nghĩ các bạn cũng nên thường xuyên uống sữa đậu nành đi. Không làm mất giống như các bạn nghĩ đâu.
Lập ngân sách cho bên nội ngoại
Vụ này thì chưa có trải nghiệm nhưng theo nguồn tin từ "cư dân mạng", chuyện so bì nội ngoại rất dễ xảy ra. Kiểu như "sao bên nội toàn đồ mắc tiền, bên ngoại toàn bình dân" hay "bên ngoại 1 năm 3 -4 lần còn bên nội mỗi năm chỉ tặng quà có 1 lần". Và để ngăn ngừa thì tốt nhất nên lập ngân sách bằng nhau cho nội ngoại, còn ai muốn bỏ thêm tiền túi thì cứ tự nhiên.
Trên đây là 5 lời khuyên hy vọng sẽ giúp cho tài chính gia đình của những cặp đôi mới cưới luôn luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, để tối ưu nhất thì nên kết hợp với các lời khuyên quản lý tài chính dành cho mọi người như: ghi chép thu chi, lập ngân sách, lập quỹ dự phòng khẩn cấp, đầu tư, quản trị rủi ro...
Hồ Đức Cường
Kinh nghiệm quản lý tiền cho vợ chồng trẻ
Reviewed by Hồ Cường
on
00:36
Rating:
Không có nhận xét nào: